Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), 2 tháng đầu năm 2024 đã có 23,2 nghìn lao động Việt Nam xuất cảnh ra nước ngoài làm việc. Nhật Bản tiếp tục là thị trường số 1 khi đã tiếp nhận hơn 17 nghìn người.
Nhìn chung trong 2 tháng đầu năm đã có 23.195 người xuất cảnh chiếm 18.56% kế hoạch của năm 2024..
Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước – Ông Tống Hải Nam cho biết: 2 tháng đầu năm nay, Nhật Bản hiện đang đứng đầu trong số các nước tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc với 17.067 lao động. Tiếp đó là Đài Loan (Trung Quốc) 4.294 lao động cuối cùng là Hàn Quốc với 419 lao động. Ba thị trường trên đều là các thị trường xuất khẩu lao động truyền thống, trọng điểm, chiếm trên 90% số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài mỗi năm.
Thống kê năm 2023, số người đi xuất khẩu lao động Nhật bản là 80.010 người, khiến nước này trở thành thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất.
Các chuyên gia trong ngành nhận định năm 2024, Nhật Bản vẫn sẽ là điểm đến của người lao động Việt Nam với những tín hiệu ấm lên của nền kinh tế nước này.
Năm 2024, kế hoạch được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đặt ra là đưa từ 125.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Để đạt mục tiêu này, ông Tống Hải Nam cho biết: Nhiệm vụ trọng tâm năm nay là nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tiếp tục ổn định và duy trì các thị trường hiện có, đồng thời sẽ phát triển, mở rộng thị trường có thu nhập cao, phù hợp với trình độ, kỹ năng của người lao động Việt Nam.
Ngoài ra, Bộ sẽ tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị nguồn lao động, thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
Tính từ năm 2010 đến nay đã chúng ta đã đưa trên 1,4 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn. Cấp phép cho hơn 500 doanh nghiệp dịch vụ đưa người ao động đi làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.