Đi đôi với hợp tác hữu nghị Việt – Nhật, nhiều chính sách khuyến khích trao đổi kinh tế giữa hai nước được đẩy mạnh và phát triển. Việc Nhật Bản thiếu hụt nguồn lao động trẻ nghiêm trọng là một cơ hội cho Việt Nam đưa người lao động sang học tập và phát triển kinh tế tại nước bạn. Vì vậy, có rất nhiều hình thức và mục đích sang Nhật khác nhau như:

– Sang Nhật theo visa Du lịch, tham quan, du lịch và nghỉ dưỡng.

– Sang Nhật Du học, học tiếng, học senmon

– Sang Nhật theo diện Thực tập sinh(tts) kỹ năng đặc định

– Sang Nhật theo diện Tokute zino

– Sang Nhật theo diện Kỹ sư

Việc sang Nhật để học tập và làm việc dường như đã rất quen thuộc với đại bộ phận người Việt, tuy nhiên sang Nhật theo visa kỹ sư có lẽ lại là một khía cạnh khác mới lạ. 

Để được phép làm việc tại Nhật Bản, bạn bắt buộc phải có visa lao động từ đại sứ quán hoặc lãnh sự quán cấp. Hiện nay, có tổng cộng 12 loại hình visa lao động tương ứng với nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả visa Kỹ sư Nhật Bản. Visa Kỹ sư Nhật Bản là loại visa lao động dành riêng cho những lao động có trình độ cao, được hưởng nhiều quyền lợi và ưu đãi như người bản địa. Chính vì vậy đây là một trong những loại visa lao động có tư cách và thời hạn lưu trú cao nhất tại Nhật Bản.

Cũng là visa được cấp sang để làm việc và quen thuộc hơn với chúng ta là visa Thực tập sinh lại có chút khác biệt. Nếu thời hạn của visa Kỹ sư có thể kéo dài vĩnh trú thì đổi lại, Thực tập sinh chỉ có thời hạn cao nhất là 5 năm và thường là 1-3 năm sau đó quay về nước. Mục đích của chương trình này đưa người lao động sang nước bạn học hỏi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề, chuyển giao công nghệ để về phục vụ, phát triển đất nước nên có sự hạn chế về những quyền lợi làm việc.

Chính vì sự khác biệt về chế độ đãi ngộ mà yêu cầu đầu vào đối với 2 dạng visa này cũng có những sự khác biệt rõ rệt:

1./ Đối với các bạn đi Nhật theo diện Kỹ sư, yêu cầu tối thiểu phải có bằng cao đẳng hoặc đại học có chuyên ngành tương ứng với công việc mà bạn sẽ làm. Hiện tại, đối với các văn bằng trung cấp và cao đẳng nghề vẫn chưa được sử dụng phổ biến, tuy nhiên vẫn có thể chấp nhận trong một số trường hợp đặc biết do phía công ty tiếp nhận yêu cầu chấn nhận.
2./ Còn đối với các bạn đi Nhật theo diện Thực tập sinh, do mục đích của chương trình này là nhằm đào tạo nâng cao tay nghề và chuyển giao công nghệ, vậy nên ứng viên chỉ cần tốt nghiệp cấp 3 trở lên là đủ điều kiện tham gia ứng tuyển. 

Điều quan trọng nhất mà lao động Việt quan tâm khi sang Nhật không gì khác chính là lương, thưởng và chế độ đãi ngộ. Đối với từng chương trình, các ứng viên sẽ có những chế độ đãi ngộ khác nhau như sau:

– Diện Kỹ sư: có chế độ giống như nhân viên bản địa, nhiều chế độ lương, thưởng hàng năm, BHXH, lương hưu, bảo hiểm tai nạn lao động đầy đủ. Ngoài ra, kỹ sư còn có thể chuyển việc giống nhân viên chính chức và tùy vào từng công ty sẽ có quy định khác nhau. 

– Diện Thưc tập sinh: Tiền lương, thưởng tính theo lương cơ bản khác nhau của từng khu vực, BHXH, bảo hiểm tai nạn lao động đầy đủ.  Đặc biệt, chuyển việc đối với thực tập sinh gần như là không thể, trừ khi các ứng viên tự thi lên chương trình kỹ năng đặc định.

Written by

quản trị viên

Admin

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *