Chi phí đi xuất khẩu Nhật Bản hay Chi phí đi Nhật Bản gồm những khoản gì? Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hết bao nhiêu tiền?…Đây luôn là những vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của lao động Việt khi tìm hiểu về chương trình xuất khẩu lao động Nhật. Để hiểu rõ hơn về chi phí đi xuất khẩu Nhật, bạn hãy đọc ngay nội dung bài viết dưới đây.
1. Phí khám sức khỏe
Giấy khám sức khỏe: Người Nhật yêu cầu thực tập sinh phải đáp ứng được các điều kiện sức khỏe để đi xuất khẩu lao động, do đó tất cả những ai đăng ký tham gia chương trình này đều phải khám sức khỏe sàng lọc trước khi thi tuyển.
Mức phí khám sức khỏe đi XKLĐ Nhật Bản tùy thuộc vào từng bệnh viện ( dao động từ 500-700 nghìn đồng). Từng mức phí về khám lâm sàng, xét nghiệp bắt buộc
Bệnh viện Tràng An đủ tiêu chuẩn khám và chứng nhận sức khỏe cho người đi làm việc tại nước ngoài.
Địa chỉ của bệnh viện Tràng An: số 59 Ngõ Thông Phong, Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội.
2. Tiền Dịch Vụ
Đây là khoản chi phí mà người lao động phải trả cho doanh nghiệp để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Theo quy định tổng phí dịch vụ:
– Không được quá 1 tháng tiền lương cho hợp đồng lao động 1 năm
– Không được quá 3 tháng tiền lương cho hợp đồng lao động 3 năm
– Tiền dịch vụ không áp dụng đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp (kể cả thời gian gia hạn theo hợp đồng) và được chủ sử dụng lao động gia hạn hoặc ký hợp đồng lao động mới.
3. Tiền môi giới
Là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động.
Tiền môi giới không áp dụng đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp và được chủ sử dụng lao động gia hạn hoặc ký hợp đồng mới.
Các doanh nghiệp không được thu tiền môi giới của người lao động đối với những thị trường, những hợp đồng mà bên đối tác nước ngoài không có yêu cầu về tiền môi giới.
4. Chi phí học tiếng Nhật
Ở Nhật yêu cầu người lao động nước ngoài phải có tối thiểu 150 giờ học tiếng Nhật hoặc đã có chứng chỉ từ N5 trở lên. Đối với những bạn đã có chứng chỉ tiếng Nhật thì không cần khoản này nữa.
5. Đào tạo tay nghề (nếu có)
Đối với những đơn hàng yêu cầu kỹ năng thì công ty sẽ tổ chức đào tạo để người lao động có thể đáp ứng được các yêu cầu của doanh
nghiệp Nhật. Thông thường chi phí đào tạo của các đơn hàng sẽ có sự khác nhau.
6. Phí hồ sơ, dịch thuật
Khi đi XKLĐ Nhật Bản, bạn phải làm thủ tục, hồ sơ để được sang Nhật làm việc. Trong quá trình làm thủ tục hồ sơ, người lao động phải dịch thuật bằng cấp 3 trở lên và các giấy tờ liên quan từ tiếng Việt sang tiếng Anh.
Nếu người lao động chưa có những giấy tờ này thì sau khi trúng tuyển công ty sẽ làm, và khi đó bạn phải mất một khoản phí hồ sơ, dịch thuật cho công ty mà bạn đăng ký đi XKLĐ Nhật Bản.
7. Ăn ở (nếu có)
Các trung tâm đào tạo trước khi xuất cảnh có phòng ở cho các bạn ứng viên ở lại ăn ở trong quá trình học tập và đào tạo. Nếu các bạn có nhu cầu mong muốn ăn uống và nghỉ ngơi tại trung tâm, các bạn có thể đăng ký với công ty. Mức phí tùy thuộc vào từng công ty đưa ra.
8. Visa, giấy tờ, vé máy bay
Ngoai ra người lao động còn phải làm những thủ tục, giấy tờ xin visa để xuất cảnh sang Nhật. Đối với diện đi XKLĐ Nhật Bản thì sẽ xin visa dài hạn.
Dưới đây là lệ phí visa đi Nhật Bản có hiệu lực từ 01 tháng 04 năm 2020:
+ Visa nhập cảnh một lần: 610.000 VNĐ
+ Visa quá cảnh: 140.000 VNĐ
+ Visa nhiều lần: 1.220.000 VNĐ
Visa đi xuất khẩu lao động thuộc visa nhập cảnh một lần.
Bạn có thể tự làm visa hoặc tự mua vé máy bay hoặc công ty bạn đăng ký đi XKLĐ sẽ làm giúp bạn. Mức phí tùy thuộc vào từng công ty.
9. Phụ phí phát sinh ngoài (quần áo, giáo trình sách vở, vali, đồng phục,…) (nếu có)
Trong quá trình tham gia đào tạo tiếng và tập huấn tay nghề, người lao động được cung cấp giáo trình, quần áo đồng phục trong quá trình học tập và vali để đựng quần áo chuẩn bị cho người lao động làm việc tại xí nghiệp Nhật Bản. Nhưng cũng có công ty thu phí này của bạn.